HomeNội ThấtTiền sảnh - Lối vàoKích thước và các lưu ý thiết kế khu vực lối vào...

Kích thước và các lưu ý thiết kế khu vực lối vào – Entryway

Trong thiết kế kiến trúc nhà ở, Entryway được định nghĩa là khu vực bên trong ngôi nhà, ngay sau khi bước chân qua cửa chính. Có nhiều cụm từ như “lối vào”, “tiền sảnh”… tuy nhiên các từ này thường không diễn tả được chính xác và dễ gây hiểu nhầm về mặt vị trí, nên xin phép trong bài viết chủ yếu sẽ dùng từ gốc tiếng Anh – entryway để mô tả về khu vực “lối vào” của ngôi nhà sau khi qua cửa chính.

Entryway cũng là khu vực bạn sử dụng rất thường xuyên. Mỗi khi về nhà, đây là nơi bạn cởi áo mưa áo khoác, cất mũ, cất ô dù, cởi giày…

Khu vực entryway thường ít được chú trọng trong quá trình thiết kế nhà ở, tuy nhiên với những vị khách bước vào nhà bạn, entryway là nơi gây ấn tượng ban đầu và cũng là ấn tượng đáng nhớ nhất.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước và cách bố trí không gian, bày đặt nội thất sao cho phù hợp tại khu vực entryway.


Một Entryway có kích thước lớn, nối thông với trung tâm của ngôi nhà.
Khu vực entryway này nhỏ gọn, nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.

Kích thước và hình dạng của Entryway.

Diện tích entryway thông thường rơi vào khoảng 6-9 m2, chiều rộng tối thiểu nên là 110 cm. Entryway rộng 120 – 140 cm sẽ đủ đáp ứng nhu cầu, và kích thước 150 – 180 cm sẽ cho chúng ta cảm giác rộng rãi, thoải mái.

Tủ 2 cánh đựng áo khoác rộng, giày dép.

Hầu hết mọi người cũng cần một chiếc tủ trong không gian này. Bạn cũng có thể thiết kế một tủ 2 cánh đựng áo khoác rộng kết hợp với kệ đựng giày bên trong tủ. Kích thước tủ (để tham khảo) là: chiều sâu 36 inch (91 cm), chiều rộng 48 inch (122 cm) và cao 80 inch (203 cm).

Một chiếc bàn đặt để đồ và gương cũng thường được tìm thấy trong các thiết kế khu vực entryway. Tùy vào kích thước lớn nhỏ, kiểu dáng của entryway cần được chú ý để thiết kế hoặc chọn lựa phong cách của các vật dụng được bài trí trong khu vực này sao cho phù hợp.


Entryway với cửa một cánh cỡ trung.

Cửa đơn và cửa đôi.

Trong thiết kế nhà hiện đại, loại cửa đơn với kích thước tiêu chuẩn 36 x 80 inch (91 x 203 cm) được dùng phổ biến làm cửa trước. Kiểu cửa này thường tìm thấy ở các căn hộ chung cư, chung cư mini.

Nếu bạn có đủ không gian thì cân nhắc sang loại cửa đôi. Kích thước loại cửa đôi hai cánh to bằng nhau tiêu chuẩn thường là 60 inch (152cm) hoặc 6ft (200 cm).

Cửa thiết kế cánh lệch.

Ngoài ra cửa đôi còn có kiểu thiết kế lệch cánh, 1 cánh sẽ thường xuyên được sử dụng để đóng mở, cánh còn lại phần lớn thời gian chốt chặt và thỉnh thoảng mới được mở ra khi có nhu cầu. Khi lựa chọn sử dụng cửa đôi kiểu này bạn nên cân nhắc cẩn thận, xác định rõ xem phần cánh phía bên nào sẽ là cánh mở thường xuyên.

Cửa đơn có khung xung quanh.

Ngoài cửa đơn và cửa đôi còn có hình thức kết hợp cửa với một bộ khung. Ở thiết kế này một phần khung cửa sẽ được gắn cố định, các yếu tố về thiết kế, màu sắc trên khung thường tương đồng với các yếu tố trên cánh cửa. Tại Việt Nam chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thiết kế quen thuộc này ở các căn nhà phố, biệt thự, nhà ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên các cửa này thường không nằm trong khu vực entryway mà thực ra nó thường được gắn liền với phòng khách, điều này là do thói quen sinh hoạt cũng như phong tục tập quán của địa phương.


Bề dày tường.

Hình trên mô tả hiệu ứng của việc tăng độ dày ở phần tường ngăn giữa khu vực entryway và khu vực lân cận. Việc tăng độ dày phần vòm trong hình không phải do yêu cầu về kết cấu xây dựng, mà nó là ý đồ của kiến trức sư, thao tác đó đã làm nổi bật khu vực entryway và tạo ra sự phân chia không gian với khu lân cận. Nếu bạn muốn có hiệu ứng này, hãy làm cho phần cạnh tường ở vị trí tiếp giáp entryway có bề rộng tối thiểu là 8 inch (20cm) và tối đa là 18 inch (46cm), thường thì con số 12 inch (30cm) là một lựa chọn hợp lí để tạo hiệu ứng này.


Một vài ý tưởng thiết kế Entryway.

Dưới đây là vài kiểu entryway với diện tích và phong cách khác nhau để bạn tham khảo và hi vọng bạn sẽ tìm ra phiên bản phù hợp cho ngôi nhà bạn sắp xây mới hoặc cải tạo.

Entryway rộng và là trung tâm của luồng lưu thông trong nhà.

Entryway hình trên được thiết kế rộng rãi, cân đối. Ngoài chức năng của một entryway nó còn là trung tâm lưu thông của ngôi nhà. Cửa ra vào được trải một tấm thảm lớn, xung quanh là các vị trí chiếu nghỉ cầu thang, bàn đặt để đồ và ghế dài. Kiểu entryway này yêu cầu phải có diện tích lớn, chiều dài và rộng chừng 4.5 – 6 m để đảm bảo đủ sức chứa các thành phần. Bạn cũng để ý thấy ván sàn được sử dụng là loại bản rộng, phù hợp với không gian rộng lớn.

Một trong những mẫu entryway truyền thống.

Với ngôi nhà theo thiết kế truyền thống này, cửa với kích thước tiêu chuẩn rộng 91 cm và cao 203 cm. Một băng ghế dài để thuận lợi cho việc ngồi tháo giày, chiều cao băng ghế chừng 36-38cm. Có một tủ quần áo và chứa đồ dạng hẹp, cao. Lưu ý cánh tủ nên rộng hơn 60cm để thuận lợi cho việc lấy và cất đồ. Ngoài ra còn có bàn đặt để, 2 đèn treo đối xứng, một ô lấy sáng và vài bức tranh trang trí.

Entryway phong cách Địa Trung Hải.

Lối vào nhà mang phong cách Địa Trung Hải này tuy có diện tích khiêm tốn nhưng các chi tiết rất tinh tế.

Cửa vào bằng kính có hình vòm đồng nhất với kiến trúc vòm nhà. Chiếc bàn đặt để cũng là một món đồ trang trí với phần chân cũng có các nét uốn cong. Kích thước khu vực này rộng khoảng 1,7 – 1,8 m, dài 2,2 – 2,4 m.

Sàn gỗ tông màu trunh tính, một chiếc thảm cỡ trung, chiếc bàn đặt để và trang trí bằng gỗ, những bức tường màu be sáng và cửa trước màu xanh tạo lên vẻ tao nhã và thanh lịch cho khu vực lối vào này.

Chiều rộng khoảng 1.85 m, chiều dài chạy dọc theo căn phòng khoảng 4 m.

Để ý kỹ bạn sẽ thấy trong ảnh còn có một tủ quần áo ở bên trái ảnh, nó được đặt âm, khiến cho lối đi thêm rộng rãi liền lạc.

Trong thiết kế này cửa ra vào có màu sắc rực rỡ, kết hợp với tường gạch xây thô mộc và nền nhà màu tối. Lối vào nhỏ và hẹp này ở trong một ngôi nhà cũ được cải tạo lại. Do lối vào hẹp nên bàn đặt đồ được bỏ đi và được thay thế bởi một mặt kệ dài và hẹp, đặt dưới một chiếc gương, cũng khá thuận tiện để chỉnh trang lại mỗi khi ra vào ngôi nhà.

Cuối cùng là một mẫu thiết kế entryway phong cách hiện đại, thời trang. Khu vực lối vào này đầy ánh sáng nhờ có giếng trời và tạo cảm giác thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên khi có cả bồn trồng cây.

Lối hành lang phía trên bắc ngang như một cây cầu và khu vực sàn được lát bằng đá phiến vừa là điểm nhấn vừa giúp phân biệt bị trí của entryway với khu vực lân cận.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT

Recent Comments

error: Content is protected !!